Tổng quan Bò cày kéo

Con người đã thuần hoá rất nhiều loài động vật với mục đích sử dụng khác nhau theo nhu cầu của con người. Trâu bò được thuần hoá đầu tiên với mục đích là giải quyết nhu cầu thực phẩm, dần dà vì sức vóc của chúng mà người ta sử dụng trâu bò để cày bừa làm đất trồng cây cung cấp lương thực cho đời sống con người. Trâu bò còn được dùng để vận chuyển trong sản xuất nông nghiệp và nhiều công việc khác trong nông thôn, nhất là ở những nơi đường sá khó khăn đôi khi người ta còn sử dụng gia súc như một phương tiện giao thông đi lại.

Một con bò kéo ở Ấn Độ, chúng thuộc giống bò u với vai u nhô lên, thuận lợi cho việc đặt ách (yoke) để kéo hoặc cày bừa

Trâu bò ở rất nhiều nơi trên thế giới được dùng kiêm dụng kết hợp cày kéo với sinh sản, khai thác thịt (bò thịt) hay sữa (bò sữa). Việc sử dụng gia súc lao tác (Working animal/Pack animal) có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và đặc biệt là góp phần cải thiện đời sống của và an sinh của những người tiểu nông ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển còn lạc hậu nghèo nàn. Nhiều nước đang phát triển trên thế giới vẫn chủ yếu dùng sức kéo gia súc để làm đất cho trồng trọt và phương tiện vận chuyển hàng hoá, chúng cung cấp khoảng 70-80% sức lực cho hoạt động sản xuất và đời sống.

Bò nhà là loại gia súc có số lượng được sử dụng lao tác nhiều nhất. Các nước thường sử dụng bò cày kép phổ biến là Ãn Độ, Băng-la-đét, Nê-pan, các nước vùng Trung Đông, một phần Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu PhiMỹ La-tinh. Trâu đầm lầy là loài gia súc lao tác phổ biến thứ hai. Chúng được dùng nhiểu ở những vùng ẩm ướt như Đông Á, Nam ÁĐông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mã Lai, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Sri Lanka, Ãn Độ, Trung Quốc. Về mặt sinh thái, trâu không thể phát triển được ở những vùng bán sa mạc nhưng lại rất thích hợp cho vùng đồng trũng thuộc các nước nhiệt đới.

Trâu nhà đã được thuần hoá từ lâu và được sử dụng chủ yếu cho cày kéo, nhất là ở nơi canh tác lúa nướccây trồng chính, quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, trâu là nguồn sức kéo chính khó thay thế cho sản xuất nông nghiệp, là nguồn năng lượng rẻ tiền, dễ sử dụng, đầu tư ít và còn có khả năng tải sản xuất. Trâu có thể cày bừa ở bất cứ loại đất nào, nhất là ở những vùng đất trồng lúa lầy thụt, nặng nhọc mà bò không thể đảm đương, thậm chí máy cũng khó khăn, với năng suất khá cao, lên đến 2-3 sào/buổi. Ở vùng trũng nước khó sử dụng bò hơn vì bò không thích nghi cho cuộc sống này và dễ gây viêm lở móng cho chúng. Ở Việt Nam, giống bò vàng nội địa nhỏ con, không phổ biến cho việc cày kéo bằng giống trâu nội, người Việt có câu: "Yếu trâu còn hơn khỏe bò"

Vai trò

Bài chi tiết: CàyXe trâu bò
Cày ruộng bằng bò ở Ấn ĐộXe bò ở Bắc Triều Tiên, đây là một trong nhưng phương tiện giao thông đơn sơ ở nông thôn Bắc Triều TiênCon trâu đi trước, cái cày đi sau là hình ảnh quen thuộc của nền nông nghiệp Việt Nam lạc hậu

Trâu bò cày kéo có vai trò đáng kể. Có tới khoảng 2 tỷ người phụ thuộc vào sức kéo của gia súc để làm đất, vận chuyển hàng hoá và các lao tác (công việc nặng nhọc) khác. Năm 1990 có 52% số bò và 34% số trâu ở các nước đang phát triển được dùng vào mục đích lao tác. Trâu bò lao tác không chỉ là phương tiện sống cho hàng triệu gia đình mà còn đóng góp vào các hệ thống sản xuất được chấp nhận cả về mặt xã hội lẫn sinh thái, chưa thể thống kê chính xác số lượng trâu bò cày kéo trên thế giới. Theo ước tính hiện có khoảng 250 triệu gia súc lao tác thuộc các loài khác nhau, trong đó chủ yếu là trâu bò. Trâu bò có thể cày bừa với năng suất khá cao.

Trâu bò cũng có thể dùng để kéo xe trong các loại đường nhỏ hẹp, địa hình phức tạp, kéo gỗ trong rừng, kéo ép mía, thậm chí một số nơi ở vùng núi trâu bò còn được dùng để cưỡi qua các khúc sông suối hoặc những đoạn đường rừng núi khó đi. Khi ruộng đất ở các cánh đồng bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ, có hộ làm chủ tới 5-10 mảnh nhỏ ở những vị trí khác nhau. Rõ ràng trong những điều kiện này sử dụng máy cày sẽ rất hạn chế, mà ưu thế sẽ là sử dụng sức kéo gia súc và đôi khi sức người. Ở miền núi đất dốc, ruộng nhỏ, ruộng bậc thang hoặc ruộng ở những thung lũng nhỏ hẹp, đường đi khó khăn càng rất hạn chế cho máy cày hoạt động, vì vậy gia súc cày kéo sẽ còn tồn tại lâu dài trong việc làm đất ở các vùng này cũng như công việc việc khác như vận chuyển, kéo che ép mía, kéo nước.

Chúng không những đóng góp rất lớn cho sản xuất nông nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hoá, hiện nay có tới khoảng 20% dân số thế giới dùng sức kéo gia súc để vận chuyển hàng hoá. Xe hai bánh và xe quệt được người ta dùng nhiều ở những nơi đường sá không thích hợp cho cơ giới. Những nơi đường sá quá bé hoặc địa hình gồ ghề, dốc cao thì người ta dùng gia súc để thồ hàng. Chúng còn được dừng để kéo nước, kéo mía, kéo cối xay bột khá phổ biến. Mặc dù nhiều nước đã cơ giới hoá nền nông nghiệp, nhưng phần lớn các nước đang phát triển vẫn dùng sức kéo gia súc để làm đất và vận chuyển hàng hoá.

Ước tính có khoảng 20% dân số thế giới dùng sức kéo gia súc để vận chuyển hàng hoá. Xe hai bánh và xe quệt do súc vật kéo được người ta dùng cho những nơi đường sá không thích hợp cho xe cơ giới. Gia súc còn được dùng để kéo gỗ, kéo nước, kẹo mía, kéo cối xay. Cơ khí hoá nông nghiệp đang và sẽ thay dần lao động chân tay và sức kéo gia súc, tuy nhiên chỉ thực hiện được ở những trang trại có đủ điều kiện về kinh tế, địa hình thuân lợi, khả năng quản lý tốt, giá thành của việc sử dụng máy móc cao nên ở những trang trại nhỏ, nghèo và những nơi có địa hình phức tạp sẽ vẫn còn phải sử dụng sức kéo gia súc như nguồn động lực chính một cách lâu dài.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, có khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, đời sống của họ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là nghề trồng lúa. Điều kiện sinh thái của một nước nhiệt đới nóng ẩm cùng với nghề trồng lúa truyền thống và tập quán chăn nuôi lâu đời đã hình thành nên quần thể trâu bò khá lớn. Ở Việt Nam, trâu bò đã được thuần hoá từ lâu và được sử dụng chủ yếu cho cày ké, sự phát triển của cơ khí hoá nông nghiệp, nhiều nơi coi nhẹ vai trò trâu bò trong công việc cày kéo ở nông thôn. Tuy nhiên với ba phần tư là đồi núi và đại bộ phận nông dân là người sản xuất nhỏ thì việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp là có giới hạn và trâu bò cày kéo vẫn còn trong sản xuất nông nghiệp.

Đàn trâu bò vẫn là những con vật quan trọng của nông thôn Việt Nam, là nguồn cung cấp sức kéo chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở miền núi. Do vai trò quan trọng của sức kéo gia súc mà nhiều quốc gia và đã có việc nghiên cứu các kỹ thuật liên quan đến sử dụng gia súc cày kéo, cải tiến các dụng cụ sản xuất, cũng như vấn đề dinh dưỡng và phương pháp đánh giá sức cày, kéo của gia súc để giúp nông dân nuôi dưỡng chăm sóc gia súc tốt hơn và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung ở Việt Nam ưa chuộng sử dụng trâu hơn vì các giống trâu ở Việt Nam to khỏe, dẻo dai, dễ bảo hơn các giống bò vàng nội địa ("yếu trâu còn hơn khỏe bò").

Lợi thế

Một con bò chuyên chở ở Ấn Độ, chúng có thể thồ tải lượng hàng hóa lớn với sức kéo và sức kéo trùng khá mạnh

So sánh những lợi thế và hạn chế của sức kéo cơ giới (máy móc) với sức kéo gia súc (trâu bò) thì sức kéo gia súc thì có ưu điểm là sức kéo tương đối ổn định (khoảng 10-15% khối lương cơ thể), tốc độ làm việc tương đối đều 0,6-1,6 m/s, có thể sử dụng với nhiều loại mục đích vàsử dụng được ở nhiều loại địa hình, với nhiều loại đất khác nhau, việc sử dụng không đòi hỏi lao động lành nghể, không bị xuống giá nhanh theo thời gian sử dụng, giá rẻ hơn so với máy móc, đầu tư ít vì sẵn có ở địa phương, có thể sinh ra thế hệ sau để thay thế chính nó, có thể cung cấp thêm các sản phầm khác, khi không dùng cho cày kéo vẫn cho sản phẩm khác, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm.

Trong khi đó, những hạn chế của sức khéo cơ giới (máy móc) là thường đắt tiền, đầu tư lớn, khó sử dụng cho một số loại đất, ỏ một số loại địa hình miền núi và diện tích nhỏ, máy móc dễ xuống cấp nếu bảo quản không tốt, khó phát huy ở quiy mô nhỏ hộ gia đình làm giảm cơ hội tạo công ăn việc làm cho người lao động giản đơnnông thôn, giá thành trên đơn vị sản phẩm cao, nhiều loại máy cần ngoại tệ để nhập, nhiều loại máy phụ tùng thay chế không sẵn, nhất là máy móc chỉ có hiệu quả tốt nhất với việc canh tác trên những cánh đồng lớn tập trung.

Sử dụng máy cày kéo đôi khi bị động khi cần thay thế, người thuê phụ thuộc, thiếu chủ động lịch gieo trồng, đòi hỏi người sử dụng phải được đào tạo có kỹ năng, gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, sức kéo gia súc thì phải chăm sóc nuôi dưỡng hàng ngày kể cả khi không làm việc và cần thời gian để huấn luyện trước khi sử dụng, phải sử dụng các dụng cụ đi kèm theo công cụ chính (ách cổ, dây thừng) và có thể gây nên dẫm đạp quá mức khi bãi chăn thu hẹp, khả năng làm việc bị các động bởi yếu tố ngoại cảnh nhiều hơn bên cạnh đó, sự chịu đựng điều kiện làm việc giữa các cá thể là khác nhau và cũng dễ bị dịch bệnh.